Comments|Kinh tế Việt Nam vì đâu nên nỗi?

by finandlife14/09/2013 08:37

Tôi tâm đắc bài viết của Huỳnh Thế Du “Kinh tế Việt Nam vì đâu nên nỗi”.

--------------------------------------------------------

Đây là một phân tích rất xác đáng cho nền kinh tế Việt Nam. Nội lực kinh tế Việt Nam đã suy yếu đáng kể vì hành vi một tầng lớp doanh nhân! Những năm 2000, doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được một cú hích lớn về sản xuất kinh doanh trong nước, khi luật doanh nghiệp cởi trói nhiều hoạt động làm ăn, tầng lớp doanh nhân lúc đó chí thú làm việc để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đến khi gia nhập WTO, dòng tiền nóng nước ngoài ồ ạt chảy vào trong nước, làm giá cả tài sản tăng vùn vụt. Chính hiện tượng tăng giá tài sản quá nhanh đã tạo ra những loại hình kinh doanh tạo ra tiền nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều so với đầu tư vào sản xuất, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng… đã làm cho doanh nhân lao vào đầu cơ thay vì đầu tư.

Phóng lao phải theo lao, ngay khi dòng tiền không còn chảy vào ào ạt nữa, hoạt động đầu cơ ít đất sống hơn, nhưng đội ngũ doanh nhân đã quen với đầu cơ, ăn xổi kia vẫn cố bám trụ với đầu cơ hòng mong “một phép lạ mới”. Hoạt động sản xuất kinh doanh vốn dĩ tiêu tốn rất nhiều công sức và sự sang tạo của con người không còn được đặt lên hàng đầu, là mục tiêu tối thượng, sống còn nữa, mà ẩn nấp đâu đó vẫn thấy hình bóng của đầu cơ. Một doanh nghiệp làm ăn rất tốt trong ngành hạt điều, đã đầu cơ và phải trả giá, nhưng trong các giải trình gần đây vẫn cho người ta thấy “ước mơ” nếu “giá nhân điều thế giới tăng trở lại”, công ty sẽ vượt qua khó khăn. Cái mệnh đề “IF” kia tuy đơn giản nhưng nó thể hiện rất rõ sự “níu kéo” của một thời “làm giàu dễ dàng” và tâm lý hám lợi, tâm lý ăn xổi chưa được xóa bỏ trong đầu óc của doanh nhân.

Đứng góc độ một người làm trong lĩnh vực chứng khoán, tôi vẫn muốn doanh nhân hãy tập trung cao độ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đầu tư nguồn lực để tạo ra sự khác biệt, sức mạnh sản phẩm của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới “đáng giá” trong mắt của những nhà đầu tư, và lúc đó ở thị trường sơ cấp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút vốn vì những đề án kinh doanh rõ ràng, minh bạch. Ở thị trường thứ cấp, những nhà đầu tư sẽ yên tâm nắm giữ và trao đổi cổ phiếu qua lại, tầng lớp nhà đầu tư thật sự sẽ nắm lại phần đông, phần quan trọng bên cạnh những nhà đầu cơ.

Cả thị trường thứ cấp và sơ cấp cùng phát triển thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển thôi!

Cuối cùng, về phía doanh nghiệp, hãy đừng đầu cơ nữa… 

Nguồn: finandlife|vneconomy

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu